QUY TRÌNH TRỒNG MAI CON CỦA VƯỜN MAI HỮU ĐỨC
- Chuẩn bị đất
- Đất trồng mai phải được cày xới để tạo độ tơi xốp, lên líp thoát nước chống ngập úng.
- Xử lý cỏ dại trước khi trồng
- Rãi vôi trước khi trồng để ổn định pH và khử khuẩn
- Tùy độ màu mở của vùng đất trồng mà bón lót phân hữu cơ cho đất
- Làm hệ thống tưới tiêu nước thuận tiện
- Chuẩn bị cây giống
Giống mai Giảo Thủ Đức được ưa chuộng và trồng nhiều nhất bởi đặc tính cây khỏe, sinh trưởng mạnh, chi cành phát triển mạnh và xoay tàn cân đối, hoa đẹp màu sắc tươi tắn, hoa nỡ đồng loạt.
Chọn cây giống đồng đều, cây mập khỏe, không sâu bệnh.
Đối với cây giống vừa mua về nên chăm sóc lại để cây có thời gian ổn định và làm quen dần với ánh nắng trực tiếp 100% tránh trường hợp cây bị cháy lá khi trồng trực tiếp.
-
Mật độ và cách thức trồng
Cây mai con tại làng mai Bình Lợi thường được trồng với mật độ 1,3 x 1,5 m:
Bước 1: Sau khi đã làm đất và mua cây giống tiến hành đo đạc để trồng cây ra đất, thời điểm trồng thích hợp là mùa mưa.
Bước 2: Đào hố trồng cây kích thước 20cm x 20cm (tùy thực tế) sau đó lót 1 lớp giá thể dưới đáy hố, tháo bầu và đặt cây xuống.
Cây phải được đặt thẳng gốc so với mặt đất, cổ rễ của cây con không đặt thấp hơn mặt đất, cây chậm phát triển và dễ bị nấm bệnh tấn công.
Bước 3: Tiến hành lấp đất, ém nhẹ cố định cây con.
Bước 4: Che phủ gốc cây con sau khi trồng để giữ ẩm (dùng xơ dừa nhanh và tiện dụng).
Bước 5: Tưới nước.
-
Phân bón cho mai
Cây mai con sau khi trồng 1 năm thì có thể nở hoa và trung bình 3 – 4 năm có thể xuất vườn, nên trong thời gian kiến thiết cần nuôi cho cây mai lớn nhanh bằng công thức phân có tỉ lệ đạm cao như NPK 30-10-10, NPK 20-10-5… kết hợp với phân hữu cơ như: Bánh dầu, phân gà…
Với cây mới trồng thì trong tháng đầu nên bón DAP để cung cấp đủ lân cho cây phát triển rễ lượng từ 5-10g/gốc (nên pha loãng tưới gốc).
Các tháng tiếp theo sữ dụng NPK 30-10-10 lượng phân tăng theo tuổi cây:
- Năm thứ nhất: 5-10g/gốc
- Năm thứ 2: 20-30g/gốc
- Năm thứ 3: 50g/gốc
- Để đẩy nhanh quá trình phân giải hữu cơ và các chất độc, các chất khó hấp thu trong đất, có thể sử dụng thêm phân vi sinh hữu cơ Fusa 2- 3 đợt/năm vào mùa mưa(tháng 6-11), 1-2 tháng/lần.
Sau đợt phun VS cần cách ly thuốc sâu, nấm từ 7-15 ngày để VS có thời gian nhân sinh và làm việc.
- Nếu trồng mai tại vùng tập trung thì nên phun thuốc ngừa sâu bệnh 5-7 ngày/lần
- Trên cây mai con các đối tượng côn trùng, nhện chính như: Sâu cuốn lá, sâu ăn tạp, bọ trĩ, nhện đỏ
- Bênh hại chính: Bệnh rỉ sắt, nấm hồng.
- Làm cỏ
Phải theo dõi thường xuyên tình hình cỏ dại, quản lý cỏ để không cạnh tranh dinh dưỡng & ánh sáng với mai con.
Nếu sử dụng thuốc cỏ hãy cẩn thận vì mai con rất dễ bị tổn thương do thuốc cỏ.
-
Cắt tỉa
Cắt tỉa để tạo dáng cho cây, công việc này thường tiến hành sau 1 năm trồng cây và đòi hỏi có kinh nghiệm cắt tỉa.
-
Xả tàn: Cây nhảy nhánh, chỉnh lại cây cho cân đổi
+ Cuối năm hoặc đầu năm sau: cắt gọn tàn, cắt hết nhánh tăm, chỉnh cây về dáng thông, đảm bảo chiều cao và chiều rộng tàn cân đối với độ lớn của gốc.
+ Sau xả tàn cần phun nấm ướt đều thân cây.
+ Sau 15 – 20 ngày: cây ra chồi lại, tiến hành phun thuốc sâu và bọ trĩ
-
Lải nhánh: Bỏ bớt nhánh thừa, tập trung dinh dưỡng nuôi nhánh chính
+ Đợt đầu tiên sau 50 – 60 ngày xả tàn, nhánh dài 15 – 20cm.
+ Cắt bỏ nhánh đứng, nhánh đâm xiên, nhánh mọc ra từ trong thân, giữ lại 2 – 3 nhánh nhỏ trên mỗi nhánh lớn.
+ Đối với ngọn chỉ giữ lại 1 ngọn trên cây và phải dùng băng keo đen dẻo quấn tránh gió gãy.
+ Cần theo dõi, tiến hành đi lải chu kỳ 20 – 30 ngày/đợt vì cây sẽ nhảy nhánh liên tục trong suốt quá trình lớn.
-
Bo tàn: Tạo dáng chuẩn, giúp cây bung đều tàn
+ Đợt đầu tiên 30 – 45 ngày sau khi lải nhánh, nhánh dài 30 – 40cm.
+ Bo chừa lại nhánh có chiều dài 15 – 20cm kể từ chân nhánh.
+ Đảm bảo bo tròn tàn.
+ Đối với phần ngọn: Nếu các nhánh phía dưới đã đều thì có thể để nguyên ngọn, trường hợp nhánh phía dưới chưa ra đều thì nên cắt ngọn để tập trung dinh dưỡng nuôi nhánh dưới.
+ Chu kỳ bo tàn: 50 – 60 ngày/đợt.
+ Đối với cây làm bông Tết cần bo tàn 1 đợt trước Tết 30 ngày để cây tập trung dinh dưỡng nuôi nụ.